Chuyên đề Hóa sinh

Tháng Một 12, 2019 7:45 sáng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN, LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2018-2019

I. THỜI GIAN: 14 giờ 00 phút, ngày 12 tháng 10 năm 2018.
II. ĐỊA ĐIỂM: Văn phòng trường THCS Quảng Thuận
III. THÀNH PHẦN:
1. Nhóm Sinh Hóa gồm:
Đ/c Nguyễn Thành Long
Đ/c Nguyễn Thị Bích Thủy
Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung
2. Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn
IV. NỘI DUNG:
1. Thông qua các văn bản liên quan:
Tổ/Nhóm trưởng thông qua Công văn số 1308/SGDĐT-GDTrH ngày 9/7/2018 của Sở GD&ĐT Quảng Bình, Công văn số 441 ngày 17/10/2018 của Phòng GD&ĐT, Kế hoạch năm học của Trường THCS Quảng Thuận
2. Thảo luận, lựa chọn chuyên đề:
Sau khi thảo luận, các thành viên Tổ/Nhóm Sinh Hóa đi đến thống nhất và lựa chọn 01 chuyên đề chuyên môn thực hiện trong năm học 2018-2019 như sau:
Chuyên đề: “ Vận dụng các kiến thức thực tiễn trong các bài giảng”.
3. Mục đích, nội dung và kế hoạch thực hiện:
3.1. Chuyên đề:
a. Mục đích: Vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức thực tiễn vào bài giảng để giúp các em gần gũi với đời sống hơn từ đó kích thích sự sáng tạo, tìm tòi của học sinh.
b. Nội dung: Việc áp dụng các kiến thức thực tiễn là rất hay và phổ biến trong cả hai bộ môn Sinh Hóa, đặc thù hai bộ môn này là tìm hiểu các vấn đề có liên qua đến xung quanh như “Đột biến gen” và “Tính chất vật lý của kim loại” nhằm để đưa học sinh tới nội dung bài giảng nhanh hơn và dễ hiểu hơn.
c. Kế hoạch thực hiện:
– Thời gian thực hiện: Dự kiến vào Tháng 11/2018
– Người viết nội dung CĐ: Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung và đ/c Nguyễn Thành Long
– Người (dạy) thể nghiệm CĐ:
+ Tiết 01: Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung dạy hóa lớp 9B
+ Tiết 02: Đ/c Nguyễn Thị Bích Thủy dạy sinh lớp 8A
Cuộc họp kết thúc vào lúc 15 giờ 00phút cùng ngày.

Tổ/Nhóm trưởng Thư ký

Nguyễn Thành Long Nguyễn Thị Mai Nhung

BÀI SOẠN THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ
BÀI 1: HÓA HỌC
BÀI 15: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
– Hs biết được một số tính chất vật lý của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.
– Hs biết một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý.
2. Kỹ năng:
– HS thực hiện được những thí nghiệm đơn giản.
– Biết liên hệ tính chất vật lý với một số ứng dụng của kim loại
3. Thái độ: HS có tinh thần học tập, nghiêm túc và hứng thú với môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một đoạn dây nhôm, búa nhỏ.
2. Học sinh: Chuẩn bị một số vật dụng, đồ dùng bằng kim loại nhỏ, đơn giản.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
Cho học sinh chơi trò chơi “ Ai thông minh hơn” để khởi động vào bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: I. TÍNH DẺO
– GV chiếu các hình ảnh các đồ vật và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
? Em hãy so sánh độ dày mỏng của các đồ vật làm bằng nhôm mà ta vừa quan sát được.
? Tại sao người ta có thể dát mỏng kéo sợi hoặc sản xuất ra những đồ dùng với kích thước khác nhau.
? Theo em thì tính dẻo có giống nhau ở những kim loại khác nhau không.
– Qua đó em nhận xét gì về tính dẻo của kim loại?
– Gv: Chốt
– Gv: Theo em các soong nồi bằng sắt và bằng nhôm loại nào nấu tốt hơn ? Vì sao ?

Hs: Trả lời
– Các dụng cụ đó được làm từ kim loại: sắt, nhôm,…do có tính dẻo nên người ta có thể rèn, cán mỏng, hập khuôn,…tạo được các hình dáng khác nhau.

– Hs: Trả lời

Hs: Các soong nồi làm bằng nhôm nấu tốt hơn vì sắt khi nấu thì nó bị gỉ nhanh do tiếp xúc với thức ăn nhiều còn nhôm thì không. I. TÍNH DẺO
– Kim loại có tính dẻo nên có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.

Hoạt động 2: II. TÍNH DẪN NHIỆT,TÍNH DẪN ĐIỆN
– Khi cắm dây điện từ máy tính vào ổ điện thì có nguồn điện đi vào máy tính. Dây nối từ máy tính đến nguồn điện được làm bằng kim loại gì?
– Em rút ra kết luận gì?

– GV: Chiếu bảng điện trở suất của kim loại và yêu cầu học sinh sắp xếp theo chiều tăng dần về độ dẫn điện của các kim loại trên?
– GV chiếu một hình ảnh về cách sử dụng dây điện sai và các tai nạn điện. Thông qua đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: nêu cách sử dụng điện an toàn?
? Hãy liên thực tế và trả lời: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng các dụng cụ đun nấu và bàn là trong gia đình để tránh bỏng. Hs: Trả lời

– Hs: Kim loại có tính dẫn điện
– Sắp xếp: Fe, Al. Cu, Ag,

Hs: Trả lời
II. TÍNH DẪN NHIỆT,TÍNH DẪN ĐIỆN
– Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện
Hoạt động 3: III. ÁNH KIM
– Cho Hs quan sát hình ảnh các kim loại và giới thiệu các kim loại khác nhau có màu ánh kim khác nhau.
Nhờ có ánh kim nên các trang sức được làm bằng kim loại sáng và lấp lánh.
– Yêu cầu Hs rút ra nhận xét và nêu ứng dụng dựa vào tính chất này.
– Nhận xét, bổ sung.
– Quan sát, nhận xét : các vật dụng bằng kim loại có vẻ sáng, lấp lánh.
– Vi dụ: vàng, bạc, ..có vẻ sáng lấp lánh.
– Lắng nghe.

.

III. ÁNH KIM
– Kim loại có ánh kim.
Nhờ tính chất này một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí.

IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
– Chiếu bài tập cho Hs hoạt động nhóm để củng cố bài
– Yêu cầu Hs làm bài tập 2 SGK
– Yêu cầu Hs làm bài tập 4 SGK
– Làm BT:
Ta có:
2,7 g Al chiếm thể tích 1cm3 1mol Al (27g) chiếm thể tích x cm3
=> x = ( 27.1)/ 2,7 = 10 cm3
– GV Nhận xét.
– Yêu cầu Hs về nhà học bài và làm các BT còn lại trong SGK
– Đọc trước bài mới.

BÀI 2: SINH HỌC
CHƯƠNG IV : BIẾN DỊ
Tiết 24 (BÀI 21) – Đột biến gen
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
– Hiểu rõ khái niệm đột biến gen, các dạng đột biến gen
– Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
– Tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen
2- Kỹ năng :
– Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
– Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3- Thái độ :
– Giáo dục ý thức học tập
II- Đồ dùng cần chuẩn bị :
– Tranh phóng to các hình 21.1, 21.2, 21.3, 21.4 SGK
– Tranh minh hoạ các đột biến gen có lợi, có hại
III- Hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra :
2- Mở bài:
– Giới thiệu hiện tượng biến dị
– Phân biệt hai loại biến dị  Khái niệm đột biến
– Biến đổi trong A D N  Đột biến gen
3- Tiến trình bài dạy
Hoạt động dạy học Nội dung bài học

– Học sinh quan sát thật kỹ hình 21.1 cùng trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ So sánh đoạn ADN ban đầu ( a) với các đoạn b, c, d về số lượng, trình tự các cặp nuclêôtít?
+ Cấu trúc đoạn A D N bị biến đổi khác đoạn ban đầu thế nào? Tên gọi?
+ Đột biến gen là gì?
– Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác chú ý theo dõi để nhận xét và bổ sung
– Treo tranh hình 21.1 gọi học sinh lên dán tên gọi các dạng đột biến gen ( Nhận dạng đột biến )
– Học sinh đọc kỹ thông tin SGK. Suy nghĩ để trả lời câu hỏi :
– Liên hệ thực tế: + Có những nguyên nhân nào gây phát sinh đột biến gen trong tự nhiên?
– Gọi đại diện học sinh trả lời, các em khác theo dõi để nhận xét và bổ sung môi trường trong: rối loạn trao đổi chất tế bào và môi trường ngoài (lí: sốc nhiệt, tia tử ngoại, phóng xạ, tia rơngen…hóa: điôxin …)
– Vận dụng kiến thức: Em hãy nêu biện pháp hạn chế đột biến gen cho người. HS thảo luận nhóm trả lời: tránh xa những nơi nguy hiểm có chất phóng xạ,… đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa chất độc hại…
– Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật thực tế: – Yêu cầu học sinh quan sát các hình 21.2, 21.3, 21.4 và các hình đã sưu tầm được để trả lời câu hỏi:
+ Đột biến nào có lợi cho con người và sinh vật?
+ Đột biến nào có hại cho sinh vật?
– Vận dụng kiến thức đã học, cùng trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Tại sao đột biến gen lại gây ra biến đổi kiểu hình?
+ Vì sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật?
+ Tại sao đột biến gen có hại cho sinh vật nhưng cũng có vai trò với bản thân sinh vật và con người?
– Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung
– Liên hệ thực tế: lấy ví dụ:- Đột biến cừu chân ngắn ở Anh
 không nhảy qua hàng rào
– Đột biến tăng khả năng thích nghi với ĐKS của giống lúa tám thơm Hải hậu 1- Đột biến gen là gì ?

– Đột biến gen là những biến đỏi trong cấu trúc của gen, có liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtít
– Các dạng đột biến gen:
+ Mất 1 cặp nuclêôtit
+ Thêm 1 cặp nuclêôtit
+ Thay 1 cặp nuclêôtit
2- Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
– Trong tự nhiên : Do rối loạn trong quá trình tự sao của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể
– Trong thực nghiệm: Gây đột biến bằng tác nhân vật lý hoặc hoá học

3- Vai trò của đột biến gen

– Sự biến đổi cấu trúc của A D N dẫn đến biến đổi cấu trúc của prôtêin Biến đổi về kiểu hình
– Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong tự nhiên  Rối loạn tổng hợp prôtêin

– Có một số đột biến gen có lợi là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

4 – Củng cố :
– Tóm tắt nội dung toàn bài
– Gọi học sinh đọc kỹ kết luận chung S K
– Củng cố bài bằng tranh
– Vận dụng kiến thức đã học: Tìm hiểu về các đột biến gen tự nhiên và các đột biến gen do người tạo ra. Trình bày các biện pháp hạn chế đột biến gen ở người.
– Có nên ăn các thực phẩm bị đột biến gen hay không ? Giải thích ?
5 – Dặn dò:
– Học bài , trả lời câu hỏi vào vở bài tập
– Đọc trước nội dung bài đột biến cấu trúc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
NĂM HỌC 2018-2019
Chuyên đề chuyên môn số 01:
“ Vận dụng các kiến thức thực tiễn trong các bài giảng”.
I. THỜI GIAN: 15 giờ 00 phút, ngày 23 tháng 11 năm 2018
II. ĐỊA ĐIỂM: Văn phòng trường THCS Quảng Thuận
III. THÀNH PHẦN:
1. Nhóm Sinh Hóa gồm:
Đ/c Nguyễn Thành Long
Đ/c Nguyễn Thị Bích Thủy
Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung
2. Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn
IV. NỘI DUNG: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.
1. Đánh giá giờ dạy thứ nhất (Đ/c Nguyễn Thị Bích Thủy dạy, ngày 12/11/2018):
1.1. Người dạy tự nhận xét, đánh giá:
+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã thực hiện được các mục tiêu kiến thức, kỷ năng của bài học.
+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm, và giáo viên đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.
+ Các nhóm tích cực hoạt động đưa ra các câu hỏi để cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.
+ Các tình huống xẩy ra trong giờ học cơ bản nằm trong dự kiến của người dạy.
+ Diễn biến toàn bộ quá trình bài dạy minh họa.
1.2. Nhận xét, đánh giá của những người dự giờ:
– Đ/c Nguyễn Thành Long
+ Ưu điểm: – GV chuẩn bị bài chu đáo. Có ứng dụng CNTT, sử dụng các phương pháp tích cực phát huy tính sáng tạo của HS. Liên hệ thực tế tốt, có ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường. HS tích cực hoạt động, đa số HS hiểu bài, chuẩn bị bài chu đáo.
+ Tồn tại: Phân bố thời gian chưa hợp lý
+ Đề xuất (nếu có):
Đ/c Nguyễn Mai Nhung:
+ Ưu điểm: GV chuẩn bị bài chu đáo. Có ứng dụng CNTT, có đổi mới PP dạy học phát huy tính tích cực của HS. Liên hệ thực tế tốt, có ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường. HS chuẩn bị bài chu đáo, tích cực hoạt động, đa số HS hiểu bài, vận dụng được
+ Tồn tại:GV cần giao nhiệm vụ cụ thể hơn trước khi vào hoạt động nhóm
+ Đề xuất (nếu có):
………………………………
2. Đánh giá giờ dạy thứ hai (Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung, dạy ngày 06/11/2018):
2.1. Người dạy tự nhận xét, đánh giá:
+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được các kiến thức của bài học.
+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm, và giáo viên đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.
+ Các nhóm tích cực hoạt động đưa ra các câu hỏi để cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.
+ Các tình huống xẩy ra trong giờ học cơ bản nằm trong dự kiến của người dạy.
+ Diễn biến toàn bộ quá trình bài dạy minh họa.
2.2. Nhận xét, đánh giá của những người dự giờ:
– Đ/c Nguyễn Thành Long
+ Ưu điểm: – GV chuẩn bị bài chu đáo. Có ứng dụng CNTT, sử dụng các phương pháp tích cực phát huy tính sáng tạo của HS. Liên hệ thực tế tốt, có ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường. HS tích cực hoạt động, đa số HS hiểu bài, vận dụng được.
+ Tồn tại: GV cần chú ý hơn nữa đến đối tượng HS yếu kém
+ Đề xuất (nếu có):
– Đ/c Nguyễn Thị Bích Thủy
+ Ưu điểm: GV sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học phát huy tính tích cực của HS. Liên hệ thực tế tốt, có ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường. HS vận dụng được, tích cực hoạt động, đa số HS hiểu bài.
+ Tồn tại:GV cần giao nhiệm vụ cụ thể hơn trước khi vào hoạt động nhóm.
+ Đề xuất (nếu có):
3. Tổ trưởng tổng hợp ý kiến kết luận và thống nhất áp dụng chuyên đề vào dạy học:
3.1. Tổ trưởng tổng hợp ưu/nhược điểm:
– Ưu điểm: Đề tài này không còn mới nhưng luôn thiết thực, vì học phải luôn đi đôi với hành, có áp dụng thực tiễn bài học mới có gái trị hơn và tăng tính hứng thú hơn cho người học.
– Hạn chế: Cần liên hệ thực tế ở địa phương.
3.2. Tổ trưởng kết luận:
– Nên áp dụng chuyên đề này vào thực tế dạy học ở các môn khác ở tất cả các khối. lớp. Đặc biệt là các môn KHTN: lí, hóa, sinh, công nghệ…
(Có áp dụng nội dung chuyên đề này vào thực tế dạy học không? Ở mức độ nào? Khối lớp nào? Lĩnh vực, kĩ năng nào?…)
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ (nếu có)
– Với Lãnh đạo nhà trường:
– Với Sở/Phòng GD&ĐT:

Cuộc họp kết thúc vào lúc 17giờ 00 phút cùng ngày.

Tổ/Nhóm trưởng Thư ký

VĂN BẢN NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
“ Vận dụng các kiến thức thực tiễn trong các bài giảng”.

1. LÝ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
Hiện nay trong các bài giảng người ta thường vận dụng các kiến thức thực tiễ vào trong bài nhằm đưa học sinh gần gũi với cuộc sống đời thường hơn, thông qua đó giúp học sinh trả lời các câu hỏi dễ dàng và vận dụng linh hoạt hơn trong các bài tập ở nhà cũng như trên lớp. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài này nhằm áp dụng trong môn Sinh học và Hóa học để kích thích tính tò mò, ham học hỏi và sáng tạo của học sinh.
2. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
Khi áp dụng các kiến thức thực tiễn vào bài giảng sẽ giúp bài giảng sinh động hơn và không gây nhàm chán khi học các kiến thức rập khuôn và khuôn mẫu như SGK.
Với chuyên đề “ Vận dụng các kiến thức thực tiễn trong các bài giảng”. nhằm mục đích chính là nâng cao các kiến thức về thế giới xung quanh cho học sinh, khơi gọi được sự tìm tòi và hiểu biết của học sinh nhiều hơn nữa, qua đó tạp được sự kết nối giữa thầy và trò nhiều hơn. Cuối cùng sẽ đưa học sinh đạt được mục tiêu của bài học một cách cao nhất. Kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh nhiều hơn trong các bài giảng.
3. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
– Đối với bài dạy hóa học: Cần áp dụng các kiến thức về an toàn điện để giúp học sinh biết cách phòng tránh các tai nạn điện có thể xảy ra.
– Đối với bài sinh học: Cần lấy ví dụ về các đột biến Gen ở người như đột biết cặp NST 23 và NST 21 hoặc có thể lấy ví dụ về các động vật để học sinh lieen hệ nhiều hơn.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA KIM LOẠI
1. Bạc
Khi nhắc đến bạc, người ta thường nghĩ ngay đến những thứ đồ trang sức quý phái. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, bên cạnh công dụng làm đồ trang sức, bạc là kim loại có đặc tính khử khuẩn rất mạnh. Nó làm ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm trong vải, có thể ngăn mùi tự nhiên. Vì điều này, ngành công nghiệp may mặc sử dụng khá nhiều nano bạc để ngăn chặn mùi cơ thể trong quần áo. Vậy nên đừng ngạc nhiên khi biết đôi tất bạn đang mang cũng chứa các phân tử bạc.

Ngoài ra bạc còn là kim loại phổ biến trong ngành y tế được sử dụng như 1 chất khử trùng và sát trùng rất hiệu quả.
2. Palladium
Palladium là anh em họ với bạch kim. Ngoài việc là một kim loại có giá trị thẩm mĩ cao, kim loại này còn có khả năng giữ các nguyên tử hydro bên trong nó rất tốt, và dựa vào đặc tính quan trọng này, người ta ứng dụng Palladium trong việc nghiên cứu ra tế bào nhiên liệu.

Trên thực tế, Palladium được coi là chìa khóa để tạo ra các loại nguyên liệu chất lượng tốt hơn với giá thành rẻ hơn. Điều này cho phép chúng ta sản xuất ra những loại máy móc thân thiện với môi trường – một điều rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh các nguồn nhiên liệu trên thế giới đang dần trở nên khan hiếm.
3. Iridium
Iridium là một trong những vật liệu hiếm nhất và đắt nhất thế giới, với khối lượng rất khiêm tốn, chỉ khoảng ba tấn được sản xuất mỗi năm. Ngay cả một chiếc nhẫn đơn giản được làm từ kim loại này cũng sẽ có một mức giá trên trời.

Tuy nhiên, ngoài công dụng làm đồ trang sức, iridium là một trong những vật liệu thật đặc biệt, nó gần như trơ tuyệt đối với quá trình oxy hóa và cực kì bền với nhiệt. Trong thực tế, nó chỉ bị nung chảy ở nhiệt độ khoảng 2000 độ C. Điều này khiến Iridium được sử dụng chế tạo những chi tiết nhỏ phải chịu nhiều áp lực như: bugi, nồi nấu kim loại, vòng bi la bàn và đồng hồ đeo tay. Người ta thậm chí còn dùng nó để làm đầu bút bi.
4. Kim cương

Chúng ta vẫn thường thấy những viên kim cương lấp lánh màu sắc, những viên kim cương với hình dạng đúc khuôn, có nhiều kích cỡ khác nhau. Thật sự, kim cương đã trở thành biểu tượng của sự quý phái, là món đồ trang sức của giới thượng lưu. Nhưng thực tế là, không phải tất cả các viên kim cương đều sáng lấp lánh như chúng ta vẫn thấy. Phần lớn chúng là những hạt màu đen kém hấp dẫn, với đủ dạng hình thù. Nhưng những viên kim cương này vẫn rất giá trị. Đơn giản bởi ngoài việc là một vật liệu trang sức, kim cương là một loại vật liệu cực kì cứng. Chúng được sử dụng để phủ lưỡi cưa, mũi khoan, mài, tạo ra các siêu công cụ có thể cắt đứt bất cứ vật liệu nào. Kim cương có thể được sử dụng để làm tản nhiệt, cửa sổ bền và thậm chí cả loa chất lượng cao.
5. Rhodium

Rhodium là một trong những kim loại có giá trị cao, nhưng ít được biết đến. Điều đó cũng không làm cho nó ít giá trị đi. Rhodium được sử dụng trong chế tạo đồ trang sức, thường là một lớp bảo vệ mỏng được đúc phủ bên ngoài những đồ nữ trang đắt tiền hơn được làm từ hợp kim mềm như bạc hoặc vàng trắng. Nhưng công dụng chính của nó là để chế tạo bộ chuyển đổi xúc tác, vì nó là một trong số rất ít vật liệu có thể xử lý quá trình này. Các vật liệu đắt tiền bên trong các thiết bị giảm khí thải thường ít được mọi người để í đến nhưng những tên trộm thì khác. Đó là lý do tại sao ở nhiều nơi trên thế giới, trộm cắp bộ chuyển đổi xúc tác đã trở nên phổ biến.
6. Beryllium
Beryllium là một kim loại màu xám trắng. Nó không chỉ hiếm trên trái đất mà gần như không tồn tại trong toàn bộ vũ trụ. Trên thế giới, chỉ có chính phủ hoa kì mới đủ tiềm lực để sở hữu loại vật liệu này. Nhiều đá quý như ngọc lục bảo, ngọc mắt mèo và Aquamarines cũng chưa lượng rất nhỏ beryllium, nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Nó cũng là một vật liệu cấu tạo chủ yếu cho tên lửa, máy bay ở những độ cao nhất định, tàu vũ trụ và vệ tinh.

Beryllium cũng xuất hiện trong lĩnh vực quân sự. Trong thực tế, nó chiếm vị trí quan trọng trong các thiết bị trên phương tiện quân sự và các hệ thống quân sự (bao gồm cả các thiết bị hạt nhân), mà Bộ Quốc phòng đã tuyên bố: “Beryllium đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ, và chỉ nó mới có thể đảm nhiệm chức năng này”.

7. Ngọc trai
Những viên ngọc trai tự nhiên hoặc nhân tạo, hình cầu hoặc bầu dục, óng ánh đã trở thành biểu tượng của phái đẹp, cả ở phương đông và phương tây.

Tuy nhiên, ở châu Á, người ta còn nghiền ngọc trai ra thành bột (bột ngọc trai) để tạo ra 1 thành phần tuyệt vời cho mĩ phẩm chăm sóc da và y tế. Nó có tác dụng đặc biệt tốt trong việc trị mụn, làm kem dưỡng da, bảo vệ răng hay thậm chí là làm thuốc bổ xung calci và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
8. Platinum

Bạch kim là một trong số ít các kim loại quý trên trái đất còn sang trọng và quý hiếm hơn cả vàng. Với những đại gia không thích sắc vàng của vàng, nhưng bạc không đủ để tạo nên sự sang trọng, thì bạch kim có lẽ là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nên cân nhắc nếu chỉ mua bạch kim làm trang sức. Bên cạnh là một vật liệu trang sức quý phái, kim loại này còn có những công dụng tốt hơn, chẳng hạn như chữa bệnh ung thư. Một hợp chất của bạch kim có tên Cisplatin là một trong những loại thuốc ung thư hàng đầu của thế giới. Một số bệnh ung thư (cụ thể là, ung thư tinh hoàn) rất nhạy cảm với Cisplatin, đôi khi, hiệu quả điều trị có thể lên đến 85 phần trăm.
9. Vàng
Vàng từ lâu đã là một trong những vật liệu quý. Nó đã trở thành thước đo của giá trị, và ở mọi thời đại, nó luôn là niềm khao khát của con người. Và trên thực tế, vàng là một trong những vật liệu linh hoạt nhất trên hành tinh.

Ngoài việc sử dụng làm vật trao đổi, đồ trang sức và trong nha khoa, vàng được sử dụng trên rất nhiều lĩnh vực. Đây là một yếu tố quan trọng để phát triển internet vì hệ thống dây điện và máy tính có chứa khối lượng lớn vàng. Đó cũng là một thành phần quan trọng trong nhiếp ảnh, in ấn, tàu vũ trụ, động cơ phản lực, công nghệ nano, sơn, y học và nấu ăn cũng như làm đẹp.

Một số bệnh, tật di truyền thường gặp ở người
STT TÊN BỆNH – HỘI CHỨNG LOẠI ĐỘT BIẾN TÍNH CHẤT BIỂU HIỆN
1 Bệnh mù màu, máu khó đông Do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy đinh. Biểu hiện cả nam và nữ nhưng biểu hiện ở nam với tỉ lệ cao hơn
2 Bệnh ung thư máu Do đột biến mất đoạn NST 21 hoặc 22 Do đột biến trên NST thường nên biểu hiện cả ở nam và nữ
3 Hội chứng Đao Do đột biến NST dạng thể ba ở NST 21 (có 3 NST 21) do vậy bộ NST có 47 chiêc. Biểu hiện cả ở nam và nữ
4 Hội chứng Etuốt Đột biến số lượng NST dạng thể ba có 3 NST 18 do vậy có 47 NST Biểu hiện cả ở nam và nữ
5 Hội chứng Patau Đột biến số lượng NST dạng thể ba có 3 NST 13 do vậy có 47 NST Biểu hiện cả ở nam và nữ
6 Bệnh phêninkêtô niệu Do đột biến gen lặn mã hóa enzim chuyển hóa axit amin pheninalanin thành tirôzin à pheninalanin tích tụ gây độc cho thần kinh Gặp ở cả nam và nữ
7 Hội chứng Siêu nữ (3X) Đột biến số lượng NST dạng thể ba nên có ba NST giới tính X Chỉ gặp ở nữ
8 Hội chứng Tơcnơ (XO) Đột biến số lượng NST dạng thể một ở NST giới tính X Chỉ gặp ở nữ
9 Hội chứng Claiphentơ (XXY) Đột biến số lượng NST dạng thể ba ở cặp NST giới tính Chỉ gặp ở nam.
10 Bệnh hồng cầu hình liềm Do đột biến gen trội trên NST thường Gặp ở cả nam và nữ
11 Bệnh bạch tạng Do đột biến gen lặn trên NST thường Gặp ở cả nam và nữ
12 Hội chứng có túm lông ở tai Đây là dạng đột biến gen nằm trên NST giới tính Y Chỉ gặp ở nam
13 Tật dính ngón tay 2 – 3 Đây là dạng đột biến gen nằm trên NST giới tính Y Chỉ gặp ở nam
14 Hội chứng tiếng mèo kêu Là dạng đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn trên NST số 5 Gặp ở cả nam và nữ
4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
– Từ ngày 16/10/2018 đến 20/10/2018
+ Nhóm hóa sinh nghiên cứu, phân tích, thảo luận và thực hiện bài viết chuyên đề
-Từ ngày 22/10/2018 đến 26/10/2018:
+ Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung và đ/c Nguyễn Thành Long hoàn thành đề cương bài viết nội dung chuyên đề.
-Từ ngày 31/10/2018 đến 03/11/2018
+ Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung và Nguyễn Thị Bích Thủy nghiên cứu và xây dựng giáo án dạy thể nghiệm
Yêu cầu: Bám sát nội dung chuyên đề để xây dựng giáo án thể nghiệm hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh giải quyết được nội dung đưa ra.
– Từ 06/11/2018 đến 15/11/2018:
+ Đ/c Nguyễn Thị Mai Nhung dạy thể nghiệm chuyên đề tại lớp 9B các đồng chí trong nhóm, trong tổ dự giờ, ghi chép, nhận xét đánh giá.
+ Đ/c Nguyễn Thị Bích Thủy dạy tại lớp 8A các đồng chí giáo viên trong nhóm, trong tổ dự giờ, ghi chép, nhận xét đánh giá.
-Từ 16/111/2018 đến 17/11/2018
+ Các đồng chí giáo viên trong nhóm tiến hành trao đổi để đánh giá lại chuyên đề
Nhận xét các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung theo từng nội dung bài học
+ Đ/c Tổ trưởng kết luận và thống nhất nội dung áp dụng vào kết quả chuyên đề vào thực tế dạy học.
-Từ 22/11/2018 đến 24/11/2018: Hoàn thành lưu hồ sơ chuyên đề.

Tổ/ Nhóm trưởng CM Người viết